Thư viện Việt Nam tụt hậu nếu không quản lý đồng bộ bằng công nghệ thông tin
Những
thách thức của hệ thống thư viện Việt Nam
Trong 20 năm qua, hệ thống
thư viện trên thế giới đã có những bước tiến phát triển vượt bậc với sự hỗ trợ
của công nghệ thông tin và Internet. Ở những nước phát triển, thư viện không chỉ
là nơi tra cứu thông tin thông thường mà còn là trung tâm tri thức, phục vụ nhu
cầu học tập, tự học, học từ xa của người dân. Đa số các nước đều có chính sách
đầu tư phù hợp vào cơ sở hạ tầng, ứng dụng các phầm mềm quản lý, Internet giúp
các thư viện công cộng trở thành một trung tâm văn hóa cộng đồng.
Trong khi đó, hệ thống
thư viện tại Việt Nam vẫn gặp rất nhiều bất cập, lạc hậu và có nguy cơ bị thay
thế bởi các kênh tìm kiếm thông tin khác. Bản thân hệ thống thư viện trong nước
đã tụt lùi hơn so với các nước khác khoảng 20 – 30 năm. Theo ông Nguyễn Minh Hiệp,
Giám đốc Thư viện ĐH Khoa học Tự nhiên ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, để rút ngắn khoảng
cách với ngành thư viện thế giới, các thư viện trong nước phải nỗ lực đưa công
nghệ thông tin, Internet vào các chương trình quản lý cũng như việc đào tạo cán
bộ thư viện. Có như vậy, ngành thư viện mới có những chuyển biến tích cực để
hoàn toàn liên thông và bắt kịp với xu thế của các hệ thống thư viện thế giới
trong kỉ nguyên 4.0.
iLib
– Giải pháp quản lý đồng bộ cho hệ thống thư viện Việt Nam
Trước yêu cầu rất cao
cho ngành thư viện, công ty TNHH Giải pháp Phần mềm CMC (CMC SOFT) đã xây dựng
và khai thác phầm mềm thư viện điện tử iLib nhằm giúp các thư viện liên thông,
trao đổi và hội nhập thông tin với các thư viện trong và ngoài nước.
iLib giúp quản lý tự động thông tin cho các trung tâm thông tin, thư viện một cách đồng bộ, giúp các trung tâm thư viện thực sự trở thành một trung tâm tri thức, hoạt động theo hướng số hóa, hiện đại: khai thác thông tin ở mọi lúc mọi nơi; liên thông trao đổi và chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện.
iLib giúp quản lý tự động thông tin cho các trung
tâm thông tin, thư viện một cách đồng bộ
Không chỉ quản lý hệ thống
thông tin tự động, phầm mềm còn tự động hóa hoàn toàn các chức năng và quy
trình nghiệp vụ trong của trung tâm thông tin thư viện. Với khả năng đáp ứng
các chuẩn về thư viện và công nghệ thông tin trong xử lý và lưu trữ dữ liệu,
iLib là công cụ hiệu quả để xây dựng các cơ sở dữ liệu thư mục, dữ liệu số. Sử
dụng Internet và Web, iLib giúp các trung tâm thư viện dễ dàng đưa tài nguyên
lên mạng, xây dựng một thư viện trực tuyến hoàn toàn trên mạng.
Ngoài việc giúp cho các
thư viện dễ dàng quản lý thông tin, iLib còn hỗ trợ người đọc trong việc khai
thác thông tin thuận lợi cho: tìm tài liệu nhanh chóng, chính xác, giảm thiểu
thời gian tìm kiếm và chờ đợi được đáp ứng thông tin. Điều này sẽ kích thích
người đọc đến và trải nghiệm dịch vụ tại các thư viện thay vì tìm kiếm một kênh
nghiên cứu thông tin khác.
Nhờ những tính năng vượt trội này, iLib đã trở thành một phần mềm không thể thiếu cho bất kì thư viện, trung tâm thông tin nào đang muốn quản lý đồng bộ nguồn tài nguyên của mình. Hàng loạt các hệ thống thư viện từ công cộng như: Thư viện Quốc gia Việt Nam cho đến của các trường đại học: Đại học Ngoại Thương, Học viện Ngoại giao, Đại học Văn hóa, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng các trung tâm thông tin của các bộ ban ngành như: Bộ Ngoại Giao, Trung tâm thông tin Cục xúc tiến thương mại- Bộ Thương mại, Trung tâm Thông tin Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,…v.v đều sử dụng iLib và nâng cao được hiệu suất làm việc trong quá trình quản lý thông tin.
Sử dụng iLib và nâng cao được hiệu
suất làm việc trong quá trình quản lý thông tin.
Những cải tiến trong
lĩnh vực phần mềm thư viện điện tử đã giúp iLib đoạt cúp vàng trong cuộc thi “Sản
phẩm công nghệ thông tin”. “Giải thưởng Sao Khuê”, “Cúp vàng IT WEEK”. Việc được
đánh giá cao trong các cuộc thi về phần mềm điện tử càng chứng tỏ được tính ưu việt
và chất lượng của iLib so với những sản phẩm thư viện điện tử khác.
Box
thông tin:
iLib là phầm mềm thư viện
điện tử do công ty TNHH Giải pháp Phần mềm
CMC (CMC SOFT) nghiên cứu và phát triển. Các tính năng chính của iLib là:
• Thứ nhất, phần mềm này quản lý các tài liệu,
từ khi đặt và nhận cho đến nhập số liệu và quản lý tài liệu, thu thập và cung cấp
các phương pháp thu thập các số liệu.
• Thứ hai, phần mềm thư viện điện tử Ilib hỗ
trợ trên nhiều loại ngôn ngữ khác nhau.
• Thứ ba, Ilib xây dựng kho tài liệu, sắp xếp,
tổ chức các tài liệu trong thư viện. Và còn phân chức năng cho từng nút bấm,
sao lưu dữ liệu và phục hồi nếu cần thiết.
• Thứ tư, phần mềm có các biện pháp giúp hệ
thống được đảm bảo tính an toàn.
Theo CMC