Lời giải của thị trường mua sắm dành cho doanh nghiệp
Thị trường mua sắm của doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam được ước tính có quy mô hàng chục tỷ đô nhưng trước đây không có một nền tảng nào để quản lý tập trung khiến cho hiệu quả mua sắm của doanh nghiệp không cao. 

Nhìn từ thị trường mua sắm của doanh nghiệp (B2B) trên thế giới…

Theo Báo cáo chuyên sâu về Thương mại điện tử B2B, thị trường thương mại điện tử B2B toàn cầu đạt giá trị 14,9 nghìn tỷ USD vào năm 2020, gấp 5 lần so với thị trường B2C. Các doanh nghiệp trên thế giới đều trở nên quen thuộc với mô hình giao dịch thương mại điện tử B2B thông qua các nền tảng giao dịch nổi tiếng như Amazon Business, Tendersinfo, Rakuten hay Alibaba.com.

Những nền tảng này là nơi tập trung đa dạng sản phẩm, dịch vụ ở mọi lĩnh vực, là nền tảng mà đông đảo doanh nghiệp thường xuyên sử dụng để tìm nhà cung ứng. Thậm chí, những hệ thống lớn này còn đang chia nhỏ theo từng thị trường ngách với các chuyên ngành tập trung. Các hệ thống ngách này thường tập trung vào các sản phẩm, dịch vụ thuộc một chuyên ngành đặc trưng, điều này giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm đối tác theo nhu cầu. Nói chung, thị trường mua sắm tư nhân trên Thế giới rất sôi động với rất nhiều nền tảng, hệ thống quản lý tập trung, từ đa dạng mọi lĩnh vực cho đến những hệ thống chuyên sâu tập trung vào thị trường ngách.

Nhìn về thị trường mua sắm của doanh nghiệp tại Việt Nam

Tại Việt Nam, nếu như cách đây hơn chục năm, việc mua sắm chuyên nghiệp còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp ngoài nhà nước, thì vài năm trở lại đây, do sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân nên thị trường mua sắm của doanh nghiệp đã có nhiều khởi sắc . Một số doanh nghiệp đã sử dụng các nền tảng nước ngoài như Alibaba, Tendersinfo để tìm nhà cung cấp. Tuy vậy những nền tảng này lại không được phổ biến tại Việt Nam nên không có nhà thầu, nhà cung ứng tại Việt Nam. Các nền tảng nước ngoài hiện tại chỉ phục vụ tốt cho các doanh nghiệp làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và có kinh nghiệm lâu năm rồi, trong khi thị trường mua sắm của doanh nghiệp tư nhân rất đa dạng, rải rác ở nhiều lĩnh vực.

Nhiều doanh nghiệp khác thường đăng tải thông tin lên website của họ, các trang rao vặt hoặc các trang báo mạng. Đây là một việc làm không mang lại hiệu quả cao mà còn gây tốn nhiều thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp vì website doanh nghiệp, trang rao vặt hoặc các trang báo mạng là những nơi cung cấp nhiều thông tin khác nhau và không phải nhà cung cấp nào cũng thường xuyên lên đây.

Theo Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021 do VECOM thực hiện, quy mô thương mại điện tử B2C tại Việt Nam là 13,2 tỷ USD, trong khi quy mô của B2B thì không có số liệu rõ ràng. Nhiều chuyên gia đã dự đoán quy mô thị trường thương mại điện tử B2B có thể lên tới 66 tỷ USD, nhưng sẽ rất khó để thống kê chính xác được con số này vì các giao dịch đều rải rác và không tập trung trên một nền tảng nào. Rõ ràng, thị trường mua sắm tư nhân tại Việt Nam đang tăng trưởng rất lớn, giao dịch B2B cũng diễn ra thường xuyên và nhiều doanh nghiệp mong muốn có những nền tảng kết nối tập trung nhưng dường như chưa có hệ thống nào đáp ứng được yêu cầu này.

Xuất hiện nền tảng mua sắm doanh nghiệp bằng hình thức chào giá, chào hàng cạnh tranh

Cho đến cuối năm 2020, trên thị trường đã xuất hiện một nền tảng hỗ trợ kết nối giữa bên mời thầu và nhà thầu hiệu quả là DauThau.Net - Mạng đấu thầu dành cho tư nhân.

DauThau.Net - Mạng đấu thầu dành cho tư nhân

DauThau.Net được ra đời để đáp ứng nhu cầu của thị trường về việc nhiều doanh nghiệp mong muốn có một nền tảng chuyên nghiệp để mua sắm. Sử dụng nền tảng công nghệ mạnh mẽ và nhiều công cụ hỗ trợ các bên mua (bên mời thầu) tìm kiếm nhà thầu, nhà cung ứng một cách chuyên nghiệp và thuận tiện. Đây chính là nơi để các doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân có thể tổ chức kết nối giao dịch để tìm được nhà cung ứng, đối tác phù hợp.

Theo số liệu từ Startup Hệ sinh thái Đấu Thầu (đơn vị chủ quản sàn DauThau.Net), hiện đã có tới 40.000 nhà cung ứng ở mọi lĩnh vực khác nhau hiện diện trên hệ thống này. Các doanh nghiệp thực hiện mời thầu, mời chào hàng cạnh tranh trên sàn này sẽ có nhiều cơ hội tìm được nhà cung ứng tốt. Hệ thống có khả năng kết nối thông minh giữa bên mua và bên bán giúp cho các bên tìm kiếm được những doanh nghiệp phù hợp. Từ những thông tin được đăng tải trong tin mời chào hàng cạnh tranh, kết hợp với những thông tin về sản phẩm/dịch vụ của nhà cung ứng, DauThau.Net sẽ dùng thuật toán để thông báo tới nhà cung ứng về việc có dự án tư nhân phù hợp với doanh nghiệp, song song với đó, DauThau.Net cũng sẽ thông báo ngược tới bên mời thầu về việc có nhiều nhà cung ứng có khả năng tham gia chào hàng cạnh tranh ở dự án này.

DauThau.Net đang hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm có thể thực hiện mời thầu, mời báo giá cạnh tranh miễn phí trên nền tảng này. Với những thế mạnh hiện có của DauThau.Net, chúng ta có quyền kỳ vọng DauThau.Net sẽ trở thành công cụ hỗ trợ mua sắm không thể thiếu dành cho doanh nghiệp.

Theo DauThau.Net

Tin mới
Thiết kế & tài trợ bởi VNPT