Giải pháp ‘vàng’ cho doanh nghiệp bứt phá trước suy thoái kinh tế
Hội thảo “Vươn lên dẫn dắt trong thời kỳ suy thoái kinh tế” do Udemy - nền tảng đào tạo trực tuyến hàng đầu thế giới, cùng FUNiX và VINASA tổ chức, vừa diễn ra thành công tại Hà Nội, tạo diễn đàn góc nhìn đa chiều về tầm quan trọng và các cách triển khai xây dựng văn hóa học tập doanh nghiệp.

Hội thảo đã quy tụ các chuyên gia đào tạo doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và thế giới: Ông Greg Brown - CEO Nền tảng đào tạo trực tuyến cho cá nhân và doanh nghiệp hàng đầu thế giới Udemy; Ông Nguyễn Hùng Sơn - Ủy viên Ban thường vụ VINASA, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và phát triển Công nghệ FSI; Bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Giám đốc Học viện Đào tạo Doanh nghiệp thuộc FUNiX; Bà Bùi Nguyệt Anh - Giám đốc cấp cao tổ chức kết nối thương mại lớn nhất thế giới BNI tại Việt Nam; Ông Lê Đình Thịnh - Talent Development Lead tại One Mount; Cùng đại diện hơn 300 doanh nghiệp hiện đang làm việc ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau rất quan tâm đến việc tìm kiếm giải pháp quản trị và đào tạo nhân lực.

Ông Greg Brown - CEO Nền tảng đào tạo trực tuyến hàng đầu thế giới Udemy nhấn mạnh, việc các doanh nghiệp ở Thung lũng Silicon vượt qua bối cảnh kinh tế suy thoái thông qua xoay chuyển và bứt phá năng lực học tập của đội ngũ nhân sự.

Trong 3 tiếng đồng hồ, cả hội trường vẫn gần như không có ghế trống, các vấn đề về đào tạo nhân sự hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp vươn lên bứt phá đã được các chuyên gia cùng khán giả trao đổi và thảo luận sôi nổi.

Biến suy thoái thành cơ hội

Mở đầu chương trình, ông Greg Brown - CEO Nền tảng học trực tuyến hàng đầu thế giới Udemy chia sẻ về “Cách các công ty ở Thung lũng Silicon vươn lên dẫn dắt trong thời kỳ suy thoái” - Cạnh tranh thông qua bứt phá năng lực cập nhật của đội ngũ.

Ông Greg nêu ra các xu hướng toàn cầu đang gây tác động đến việc đào tạo của các tổ chức như: Dân số thế giới già đi, chú trọng kỹ năng hơn bằng cấp, thị trường liên tục biến động, tính di động của công việc, lực lượng lao động hỗn hợp, tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số nhanh chóng,... Những gì nhà tuyển dụng cần làm là thu hẹp kịp thời khoảng cách kỹ năng cần có của nhân viên.   

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng thế giới (WB), sau năm 2022 đầy bất ổn, nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái nghiêm trọng. Trong hoàn cảnh đó, ngay cả một tác động vừa phải đối với nền kinh tế toàn cầu cũng có thể khiến nó rơi vào suy thoái.

“Bằng cách xây dựng các chương trình học tập tích hợp, các tổ chức có thể xoay chuyển tình thế, tìm kiếm các nguồn doanh thu mới thông qua nâng cao chính xác và kịp thời kỹ năng của đội ngũ. Một nghiên cứu trên 3 triệu người lao động đã cho thấy, sự phát triển nghề nghiệp là động lực hàng đầu để gắn kết nhân viên” – CEO Udemy nêu quan điểm.

Theo số liệu được CEO Udemy đưa ra tại Hội thảo, việc nhân viên không gắn kết với doanh nghiệp sẽ khiến các tổ chức thiệt hại khoảng 7,8 nghìn tỷ USD mỗi năm, tương đương 11% GDP toàn cầu.   

Theo đó, với việc chú trọng và tạo lập nền văn hóa học tập, đào tạo, doanh nghiệp có thể đạt mức doanh thu vượt mức 2,6 lần mục tiêu tài chính, mức độ nhân viên gắn bó với tổ chức cũng cao hơn 7,2 lần. Đáng chú ý, những doanh nghiệp mà nhân viên có sợi dây gắn kết mạnh mẽ với tổ chức sẽ đạt lợi nhuận cao hơn 23%. Nhân sự được đào tạo nâng cao cũng sẽ trung thành với tổ chức và gắn bó lâu dài hơn từ 6-10 năm so với những nhân sự không được đào tạo.

Ông Greg Brown cũng chia sẻ về các bài học thành công từ nhiều khách hàng của Udemy trên khắp thế giới như: Panasonic, hãng tư vấn hàng đầu thế giới Booz Allen, website quản lý và bán vé sự kiện Eventbrite, Lyft, mô hình kinh doanh tương tự như Uber hay Grab… Với mô hình marketplace (mô hình thương mại điện tử) khác biệt, Udemy là một trong những nền tảng khóa học trực tuyến (MOOC) lớn nhất thế giới. Các đối tác của Udemy đã có mức tăng trưởng là 18 – 20% vì triển khai đào tạo thường xuyên.

Xây dựng văn hóa học tập chủ động để thích ứng và cạnh tranh

Với kinh nghiệm thực tế từ đào tạo và quản trị nhân lực trong nước, các diễn giả tham dự chương trình cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm nhận định tình hình thực tế và đưa ra nhiều giải pháp thiết thực trong phiên tọa đàm “Thách thức và giải pháp trong nỗ lực tăng năng lực cạnh tranh thông qua xây dựng văn hóa học tập tại doanh nghiệp”.

Các chuyên gia cho rằng, nếu kỹ năng đào tạo là quan trọng với doanh nghiệp thì đội ngũ lãnh đạo cần chủ động trang bị kỹ năng đó. 

Ông Nguyễn Hùng Sơn - Ủy viên ban thường vụ VINASA nhận định, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam ý thức việc đội ngũ phải học tập cập nhật kỹ năng thường xuyên để có thể có doanh thu và cạnh tranh quốc tế. Các doanh nghiệp chú trọng đào tạo trực tuyến để tăng tốc độ đào tạo. Có các doanh nghiệp SME xây dựng văn hóa học tập tốt đang có kết quả kinh doanh tốt và bền vững. Tuy nhiên tốc độ đào tạo từ 6 tháng - 1 năm mới xong một kỹ năng, đào tạo quản lý có thể mất đến 2 năm. Việc đào tạo vẫn chưa kịp thời, chưa tối ưu nguồn lực và nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quen, chưa biết các mô hình đào tạo mới dùng công nghệ.  

Bà Bùi Nguyệt Anh - Giám đốc Cấp cao BNI Việt Nam, đề cập đến thách thức về đội ngũ nhân sự để phục vụ khách hàng: “Trong thời điểm khó khăn của dịch bệnh, BNI đã nhận thấy được tầm quan trọng của học tập trong doanh nghiệp để xoay chuyển tình thế và nắm bắt lấy cơ hội. Người chủ doanh nghiệp cần gương mẫu trang bị tư duy sẵn sàng thay đổi và học tập cho bản thân và toàn đội ngũ để đảm bảo nguồn doanh thu, và giữ vững nguồn doanh thu đó, cũng như để giữ chân nhân sự hoặc thu hút tuyển được người, đặc biệt là bối cảnh suy thoái như hiện nay ”.

Phương châm 6D được bà Nguyệt Anh đề cập khi xây dựng nền văn hóa học tập: “Đôn đốc, Động viên, Đo lường, Đúng, Đủ, Đều”. Trong đó, “Đúng, Đủ, Đều” là tiền đề để thực hiện.

Ông Lê Đình Thịnh - Talent Development Lead tại One Mount nhắc đến khái niệm “Buy and Build”. Trong đó, “Buy” là đưa ra quyền lợi để tuyển nhân sự chất lượng cao, “Build” là nâng cao tay nghề và giữ chân nhân viên bằng cách xây dựng khung năng lực để tạo lộ trình đào tạo cho mỗi vị trí, bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại. Ông Thịnh liên hệ việc đào tạo với “tư duy Agile”, không nhất thiết quá cầu toàn mà có thể triển khai linh hoạt, kịp thời Ông đồng ý với ý kiến của CEO Udemy rằng, nội dung học tập doanh nghiệp cần được cá nhân hoá, tránh đồng hoá việc học tập cho tất cả nhân viên giống nhau. Các dữ liệu phân tích người học chuyên sâu của Udemy hiện đang được sử dụng tại One Mount cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin để bộ phận đào tạo có thể hỗ trợ người học kịp thời.

Nhiều câu hỏi thảo luận sôi nổi thú vị được đặt ra tại tọa đàm. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ bày tỏ nỗi băn khoăn, lo lắng: Khi nhân sự phát triển kỹ năng rất nhanh nhưng kinh tế suy thoái, mất việc làm thì phải làm gì?

Các diễn giả cho rằng, để quyết định nhân sự có ở lại hay không thì văn hóa doanh nghiệp chính là điểm cốt lõi để giữ chân nhân sự, văn hóa doanh nghiệp cần đồng hành cùng văn hóa học tập. Trong đó, lãnh đạo cần phải có tầm nhìn và là tấm gương học tập trọn đời. 

Mội câu hỏi khác liên quan đến việc triển khai huấn luyện (coaching) tại doanh nghiệp, các diễn giả cũng chia sẻ về mô hình huấn luyện theo Lãnh đạo tình huống của Ken Blanchard về việc: Thời đểm nào thì nên áp dụng việc và thời điểm nào thì vẫn nên là cầm tay chỉ việc. 

Đại diện doanh nghiệp trao đổi tại tọa đàm.

Giải pháp tối ưu được các chuyên gia đánh giá cao tại tọa đàm là sử dụng các nền tảng đào tạo trực tuyến và xây dựng thói quen học tập thông qua cung cấp nội dung đào tạo cá nhân hóa, sát với nhu cầu thực tế và kịp thời của người lao động để họ có thể nhanh chóng áp dụng vào công việc, từ đó hình thành văn hóa học tập cho tổ chức để thích ứng ngay khi thị trường có nhu cầu mới hoặc biến động.

Trao đổi thêm, trong bối cảnh hiện nay, muốn việc học mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, kinh nghiệm mà ông Greg Brown – CEO Udemy đưa ra là cần xây dựng các chương trình đào tạo theo hình thức phù hợp thực tế doanh nghiệp cần. Muốn vậy, doanh nghiệp cần tìm bên thứ ba để đồng hành, đó là các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Ông Greg Brown tự hào vì Udemy for Business cung cấp nền tảng đào tạo với 59 triệu người học toàn cầu, hơn 200.000 khóa học trực tuyến, được phát triển bởi 71.000 chuyên gia hướng dẫn giảng dạy, và được hơn 14.000 doanh nghiệp lớn trên toàn cầu tin tưởng sử dụng để đào tạo nội bộ.

 

Tại Việt Nam, FUNiX – nền tảng đào tạo lập trình trực tuyến chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam cũng đang có quan điểm đào tạo tương đồng với Udemy, đều hướng người học đến kỹ năng thực tế, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Thu Hiền – Giám đốc Học viện Đào tạo cho Doanh nghiệp thuộc FUNiX cho rằng đây là lý do mà Udemy và FUNiX hợp tác cùng nhau. Thực tế trong thời gian qua, FUNiX cùng Udemy đã mang lại cho thị trường lao động Việt Nam những giá trị đáng kể. Đồng thời, Udemy đang hợp tác cùng FUNiX để cung cấp gần 2.000 khóa học gồm phụ đề tiếng Việt và các khóa do chuyên gia người Việt thiết kế nhằm trở thành nền tảng có nhiều nội dung đào tạo nhất, đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu nâng cấp kỹ năng cho đội ngũ doanh nghiệp.

Xem thêm về các khóa học nổi bật của Udemy Business tại đây: https://funix.edu.vn/tai-khoan-funix-udemy-bussiness-cho-doanh-nghiep-230317/ 

VINASA

Tin mới
Thiết kế & tài trợ bởi VNPT