Nhà máy thông minh là tương lai của mọi doanh nghiệp sản xuất
Bước vào kỷ nguyên số, mỗi doanh nghiệp, tổ chức sản xuất đều phải thay đổi để dẫn dắt và kiến tạo nên những trạng thái bình thường tiếp theo. Công nghệ đã và đang là động lực đổi mới và tăng trưởng, thế nhưng ứng dụng như thế nào và bắt đầu từ đâu là một bài toán đầy thách thức.

Cùng trao đổi với ông Yoon Young Kim – Tổng GĐ Schneider Electric Việt Nam & Campuchia – về quan điểm chiến lược của Schneider Electric Việt Nam cũng như cách thức doanh nghiệp Việt có thể tận dụng chuyển đổi số đặc biệt tại các nhà máy sản xuất.

Xin chào ông, ông có những đánh giá và nhận định gì về bức tranh kinh tế Việt Nam trong thời điểm hiện tại?

Chào bạn, vào thời điểm bài phỏng vấn này được thực hiện, tôi khá lạc quan khi các chỉ số của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất đều ghi nhận những bước phục hồi và tăng trưởng. Mặc dù Việt Nam vừa phải trải qua làn sóng thứ 2 của đại dịch Covid-19 vào tháng 8 cũng như hứng chịu thiệt hại kinh tế từ các thiên tai bão lũ, sản xuất công nghiệp và bán lẻ đều tăng hơn 6,5% (so với cùng kỳ năm trước), cao nhất kể từ khi bùng phát dịch COVID-19 vào tháng 2 năm 2020. Chỉ số sản xuất công nghiệp (NSA) và doanh số bán lẻ hàng hóa (SA) lần lượt tăng 6,6% và 6,7%, so với cùng kỳ năm trước.

Về mặt dài hạn, Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng tích cực và ổn định, gần như là một trong những quốc gia hiếm hoi được dự đoán sẽ tăng trưởng dương trong năm 2020 và tăng tốc trong giai đoạn tiếp theo. Theo “Báo cáo Cập nhật Triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2020” của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 15-9-2020, GDP Việt Nam dự kiến tăng 1,8% trong năm 2020 và tăng ở mức 6,3% trong năm 2021, trong khi GDP khu vực châu Á đang phát triển sẽ suy giảm 0,7% trong năm 2020, và tăng 6,8% trong năm 2021.

Nhà máy thông minh là tương lai của mọi doanh nghiệp sản xuất - Ảnh 1.

Ông Yoon Young Kim – Tổng GĐ Schneider Electric Việt Nam & Campuchia.nhìn nhận tích cực về cơ hội phát triển của nền kinh tế Việt Nam

Lí giải cho sự phát triển “thần kỳ” này, theo tôi chính là nhờ Việt Nam hội tụ rất nhiều điều kiện thuận lợi, “thiên thời, địa lợi và nhân hoà”. Đầu tiên, môi trường đầu tư Việt Nam rất ổn định về chính trị, an ninh xã hội với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm liền, thậm chí ngay cả trong thời kỳ đại dịch. Thứ hai, mức độ sẵn sàng về cơ sở hạ tầng của quốc gia đã được cải thiện, đơn cử như việc các khu công nghiệp đang ngày càng mở rộng quy mô và gia tăng tỷ lệ lấp đầy. Sự phát triển này mang đến cho các nhà đầu tư nhiều lựa chọn phù hợp với chiến lược sản xuất vận hành của mình tại Việt Nam. Điều cuối cùng, lực lượng lao động trẻ và năng động của Việt Nam với khả năng học hỏi nhanh, được trau dồi kĩ năng và đầu tư đúng đã có thể tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như nền công nghệ công nghiệp toàn cầu.

Một điểm sáng nữa mà tôi muốn đề cập đến chính là việc Hiệp định EVFTA vừa chính thức có hiệu lực. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU có ý nghĩa chiến lược rất to lớn khi tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có thể gia nhập sân chơi lớn, thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới, cải tổ để đón đầu những trạng thái bình thường tiếp theo.

Bên cạnh đó, điểm cuối cùng giúp tôi tin tưởng mạnh mẽ vào sự phát triển của Việt Nam chính là xu hướng dịch chuyển, tái sắp xếp các dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn lớn từ nước láng giềng Trung Quốc sang Việt Nam. Điều này đã chứng minh sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam như một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia thúc đẩy sự phát triển của các nhà máy và hoạt động sản xuất tại Việt Nam.

Cơ hội và điều kiện thuận lợi là có thật, vậy doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị gì để nắm bắt và tạo ra bước đột phá? Đâu là kim chỉ nam cho doanh nghiệp Việt khi có nhiều biến số khó lường trong môi trường kinh doanh?

Theo tôi, điều cần thiết nhất cho mọi doanh nghiệp chính là tinh thần sáng tạo, đổi mới, dám thử nghiệm, thích ứng và chuyển đổi linh hoạt phù hợp với những yếu tố nội tại lẫn môi trường kinh doanh bên ngoài.

Đại dịch Covid-19 vừa qua đã chứng minh tính hiệu quả của mô hình quản trị – vận hành linh hoạt – Agile Company khi một doanh nghiệp kiểu mới, không phải là một cỗ máy mà là một thực thể với hệ “xương sống” mạnh mẽ, có thể đồng thời đạt được cả hai mục tiêu: ổn định và linh hoạt. Hệ xương sống này gắn kết sự ổn định về cấu trúc – là các quy trình vận hành doanh nghiệp – với sự vững chắc văn hóa – khi tất cả mọi thành viên cùng gắn bó vì một mục tiêu, định hướng, giá trị chung. Mặt khác, mô hình này cũng góp phần làm tăng tính linh hoạt cho doanh nghiệp, giúp tổ chức nhanh nhạy phản ứng với các thay đổi liên tục bằng cách đưa ra những thay đổi linh hoạt về chiến lược cũng như thành lập các nhóm phản ứng tức thời

Đi sâu hơn vào ngành công nghiệp sản xuất, những yếu tố thay đổi từ môi trường kinh doanh bên ngoài như đại dịch và EVFTA càng khẳng định tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi, tối ưu hóa hiệu suất vận hành cũng như tăng khả năng linh hoạt thông qua việc ứng dụng, chuyển đổi số sâu bên trong doanh nghiệp. Tại Schneider Electric, chúng tôi tập trung sâu hơn vào quá trình chuyển đổi số trong các ngành công nghiệp – sản xuất và đưa ra 4 xu hướng nổi bật nhất: (1) Sự chuyển đổi qua công nghệ điều khiển/điều hành từ xa; (2) Khả năng phục hồi – ngành công nghiệp sản xuất cần tập trung vào tăng cường tính kết nối, khả năng dự đoán và ngăn ngừa rủi ro cho toàn bộ chuỗi cung ứng thông qua tự động hóa và phân tích dữ liệu; (3) Tăng tốc hiệu quả hoạt động bằng cách tích hợp việc quản lý năng lượng và tự động hóa; tích hợp theo chiều dọc từ điểm cuối đến điện toán đám mây; tích hợp quản lý vòng đời; (4) Tính bền vững là ưu tiên hàng đầu.

Với kinh nghiệm dày dặn của Schneider Electric, ông có thể phân tích những ưu thế của việc tích hợp công nghệ sâu hay chuyển đổi số vào quá trình vận hành – sản xuất là gì?

Chuyển đổi số gần như đã trở thành một trong những mục tiêu được ưu tiên của mọi doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. Trong lĩnh vực sản xuất, vận hành nhà máy, khái niệm Smart Factory – Nhà máy thông minh đã không xa lạ. Thực tiễn cho thấy hình thức nhà máy thông minh đã phát triển một cách vũ bão, đặc biệt là ở các thị trường, ngành hàng có mức độ cạnh tranh cao. Trên thế giới đã xuất hiện khái niệm Dark Factory- nhà máy thông minh có khả năng sản xuất, vận hành tự động hoá hoàn toàn và hoạt động 24/7. Từ dark – tối ở đây ý chỉ không cần có sự xuất hiện của con người nhưng việc sản xuất vẫn diễn ra xuyên suốt, thông minh.

Dựa trên nền tảng IIoT, Schneider Electric đã phát triển kiến trúc EcoStruxure cho các nhà máy thông minh một cách toàn diện. Về mặt tổng thể, chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp:

Quản trị linh hoạt thông qua việc đưa ra các quyết định nhanh chóng, chính xác hơn để gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.

Tối ưu vận hành khi đưa ra những phân tích dự đoán để cắt giảm thời gian gián đoạn và hoạt động hiệu quả hơn.

Trao quyền cho bộ phận vận hành một cách hữu hiệu nhờ khả năng truy cập vào các thông tin vận hành theo thời gian thực cùng các công nghệ đột phá để năng cao sự an toàn và tính năng suất trong quá trình điều hành, bảo trì.

Duy trì nguồn năng lượng xuyên suốt và thân thiện bằng cách giảm thiểu điện năng, chi phí và lượng carbon phát thải, đồng thời gia tăng khả năng kiểm soát và duy trì năng lượng liền mạch theo thời gian thực.

Bảo mật vận hành ở mọi cấp độ khi thiết kế, đào tạo và quản lí toàn diện về hệ thống bảo mật một cách toàn diện.

Hiện tại với các giải pháp vận hành thông minh hiện có, chúng tôi có thể giúp cho doanh nghiệp giảm năng lượng tiêu thụ 10-30%, tiết kiệm 30-50% chi phí duy trì, một con số ấn tượng và thuyết phục.

Theo Cafef

Tin mới
Thiết kế & tài trợ bởi VNPT